Nghiên cứu cho thấy Vaccine cúm giúp bảo vệ khỏi tác động nghiêm trọng của COVID 19

Thứ ba, 19/07/2022 | 23:15

Từ khóa: Vaccine cúm, Covid-19, DVT, nhiễm trùng huyết.

Tóm tắt nội dung

Tóm tắt:

Trong một nghiên cứu mới được công bố, các bác sĩ - nhà khoa học tại Trường Đại học Y Miami Miller đã chỉ ra rằng vắc-xin cúm có thể cung cấp sự bảo vệ quan trọng chống lại COVID-19.

Nghiên cứu có tiêu đề "Kiểm tra lợi ích tiềm năng của vắc-xin cúm chống lại SARS-CoV-2: Phân tích trên 74.754 bệnh nhân," được công bố trên tạp chí khoa học PLoS One vào ngày 3 tháng 8. Đây là nghiên cứu lớn nhất và đã phân tích hồ sơ bệnh nhân được xác định danh tính từ khắp nơi trên thế giới, trong đó gợi ý mạnh mẽ rằng việc tiêm phòng cúm hàng năm làm giảm nguy cơ đột quỵ, nhiễm trùng huyết và huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT - Deep Vein Thrombosis) ở bệnh nhân COVID-19. Những bệnh nhân có COVID-19 đã được tiêm phòng cúm cũng ít phải đến khoa cấp cứu và phòng chăm sóc đặc biệt hơn đáng kể.

Đôi lời của tác giả:

Tác giả Devinder Singh, MD, trưởng khoa phẫu thuật tạo hình, và giáo sư lâm sàng tại Trường đại học Y Miami Miller nghiên cứu và cho biết: “Chỉ một phần nhỏ trên thế giới được tiêm chủng đầy đủ chống lại COVID-19 cho đến nay, và với tất cả sự tàn phá đã xảy ra do đại dịch, cộng đồng toàn cầu vẫn cần tìm ra các giải pháp để giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.”

Tiến sĩ Singh, người thực hiện nghiên cứu với sinh viên y khoa Susan Taghioff và bác sĩ phẫu thuật tạo hình Benjamin Slavin cho biết thêm: “Có quyền truy cập vào dữ liệu thời gian thực của hàng triệu bệnh nhân là một công cụ nghiên cứu cực kỳ mạnh mẽ.” "Cùng với việc đặt những câu hỏi quan trọng, nhóm của tôi đã có thể quan sát thấy mối liên quan giữa vắc-xin cúm và việc giảm tỷ lệ mắc bệnh ở bệnh nhân COVID-19."

Chia sẻ kết quả với các nhà khoa học và công chúng:

Các nhà nghiên cứu trước đó đã trình bày kết quả dữ liệu sơ bộ của họ tại Hội nghị vi sinh lâm sàng và bệnh truyền nhiễm (ECCMID) tại Châu Âu và nhận được sự quan tâm của quốc tế. Giờ đây, nghiên cứu đầy đủ đã được xuất bản, các tác giả vô cùng hào hứng chia sẻ những phát hiện chi tiết lần đầu tiên của họ với cả công chúng và cộng đồng khoa học.

Nghiên cứu được thực hiện bằng cách sử dụng hồ sơ bệnh nhân từ một số quốc gia, bao gồm Mỹ, Anh, Đức, Ý, Israel và Singapore. Nhóm nghiên cứu đã sàng lọc hồ sơ sức khỏe điện tử không được xác định danh tính trên cơ sở dữ liệu nghiên cứu TriNetX cho hơn 70 triệu bệnh nhân để xác định hai nhóm 37.377 bệnh nhân. Sau đó, hai nhóm bệnh nhân được so khớp về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến nguy cơ nghiêm trọng nhạy cảm với COVID-19 và không giới hạn tuổi, giới tính, dân tộc, hút thuốc và các vấn đề sức khỏe như tiểu đường, béo phì và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Nhóm một đã được chủng ngừa cúm hai tuần và sáu tháng trước khi được chẩn đoán mắc bệnh COVID-19. Nhóm thứ hai cũng có chẩn đoán dương tính COVID-19 nhưng không được tiêm vắc xin cúm.

Tỷ lệ mắc 15 kết quả bất lợi (nhiễm trùng huyết; đột quỵ; huyết khối tĩnh mạch sâu - DVT; thuyên tắc phổi; suy hô hấp cấp tính; hội chứng suy hô hấp cấp tính; đau khớp hoặc đau khớp; suy thận; chán ăn; đau tim; viêm phổi; đi cấp cứu; nhập viện ; Nhập viện ICU; và tử vong) trong vòng 30, 60, 90 và 120 ngày sau khi xét nghiệm dương tính với COVID-19 sau đó được so sánh giữa hai nhóm.

Kết quả:

Phân tích cho thấy những người chưa tiêm phòng cúm có khả năng phải vào ICU cao hơn đáng kể (lên đến 20%). Ngoài ra khả năng đến phòng cấp cứu lên đến 58%, bị nhiễm trùng huyết 45%, bị đột quỵ 58% và DVT hơn 40%. Nguy cơ tử vong không giảm.

Các điều tra tính toán và phát hiện ra rằng trung bình 176 bệnh nhân tiêm vaccine cúm sẽ ngăn ngừa vào khoa cấp cứu (ED) một lần trong vòng 120 ngày kể từ ngày xét nghiệm dương tính với COVID-19. 286 bệnh nhân tiêm vắc xin cúm để ngăn ngừa một trường hợp nhiễm trùng huyết, (được biết là tình trạng đắt tiền nhất để điều trị trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ). Cuối cùng, cứ 440 bệnh nhân cập nhật tiêm phòng cúm, một lần nhập viện ICU đã bị ngăn chặn.

Mặc dù vẫn chưa biết chính xác cách vắc-xin cúm cung cấp sự bảo vệ chống lại COVID-19 như thế nào nhưng hầu hết các giả thuyết đều suy đoán rằng vắc-xin cúm có thể tăng cường hệ thống miễn dịch bẩm sinh (hệ thống phòng thủ chung mà chúng ta sinh ra không bảo vệ khỏi bất kỳ căn bệnh cụ thể nào).

Đề xuất:

Các tác giả nghiên cứu cho biết, kết quả cho thấy vắc-xin cúm có thể bảo vệ khỏi một số tác động nghiêm trọng của COVID-19. Tuy nhiên, họ đặc biệt khuyến cáo mọi người vẫn nên tiêm vắc-xin COVID-19 cũng như vắc-xin cúm hàng năm.

Họ nói thêm rằng cần có nhiều nghiên cứu hơn, dưới dạng các thử nghiệm để chứng minh và hiểu rõ hơn về mối liên hệ có thể xảy ra. Nhưng trong tương lai, vắc-xin cúm có thể được sử dụng để giúp tăng cường bảo vệ ở các quốc gia đang thiếu vắc-xin COVID-19 hoặc thậm chí viện trợ trong cuộc đấu tranh đang diễn ra chống lại các ca đột biến ở những người đã được tiêm vắc xin COVID-19.

Biên dịch: Ngọc Anh – Viện Công nghệ Phacogen;

(Thạc sĩ Sinh học thực nghiệm. Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội)

Link tham khảo:

https://www.sciencedaily.com/releases/2021/08/210804123547.htm

Từ khóa: Nghiên cứu khoa học

Bài liên quan

Tại sao nên chọn Phacogen?

Chất lượng sản phẩm tốt nhất

Độ nhạy và độ đặc hiệu cao, sản phẩm dễ sử dụng

Dịch vụ chuyên nghiệp

Chuyên gia tư vấn 24/7

Đạt chứng nhận EN ISO 13485:2016

Nhà máy Phacogen đạt chứng nhận EN ISO 13485:2016 được cấp bởi TUV Rheinland
Đặt hàng