Với tỷ lệ vô sinh nam trên toàn cầu tiếp tục tăng cao hiện nay, một nghiên cứu mới trong nghiên cứu tế bào gốc sinh tinh do các nhà nghiên cứu tại Đại học Georgia dẫn đầu đã tạo ra hy vọng cho các liệu pháp điều trị lâm sàng trong tương lai.
Nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Fertility and Sterility Science, là nghiên cứu đầu tiên cho thấy các tế bào tinh trùng có chức năng có thể được tạo ra bằng cách sử dụng tế bào gốc phôi linh trưởng.
Trưởng nhóm nghiên cứu Charles Easley - phó giáo sư tại Đại học Georgia, cho biết: “Đây là một bước đột phá lớn trong việc sản xuất các liệu pháp dựa trên tế bào gốc để điều trị vô sinh nam trong trường hợp nam giới không sản xuất được bất kỳ tế bào tinh trùng nào.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các tế bào gốc phôi từ khỉ Vàng để tạo ra các tế bào tinh trùng chưa trưởng thành, họ đã cho thấy rằng tế bào này có khả năng thụ tinh cho trứng khỉ Vàng. Khỉ Vàng có cơ chế sinh sản tương tự như con người, khiến chúng trở thành một "mô hình lý tưởng và cần thiết để khám phá các liệu pháp điều trị vô sinh nam dựa trên tế bào gốc".
Phó giáo sư Easley cho biết, các nhà khoa học đã có thể tạo ra các tế bào giống tinh trùng bằng cách sử dụng tế bào gốc của chuột, nhưng việc sản xuất tinh trùng của loài gặm nhấm khác hẳn với con người. Cho đến khi công trình này thành công, vẫn chưa rõ rằng công nghệ này có thể hoạt động ở người hay không? Tuy nhiên, nhà khoa học này cũng có biết thêm: “Đây là bước đầu tiên cho thấy công nghệ này có khả năng ứng dụng trên người. Chúng tôi đang sử dụng một loài phù hợp hơn và đang thành công trong việc tạo ra các phôi khỏe mạnh”.
Sử dụng một phương pháp mới, các nhà nghiên cứu đã biệt hóa các tế bào này thành các tế bào tinh trùng chưa trưởng thành. Giống như tế bào sinh tinh chưa trưởng thành in vivo, thụ tinh với phôi bào tử trong ống nghiệm đòi hỏi phải kích hoạt trứng và bổ sung các yếu tố khác để cho phép trứng thụ tinh phát triển thành phôi khỏe mạnh. Vào năm nay, các nhà nghiên cứu có kế hoạch thực hiện bước quan trọng tiếp theo là cấy những phôi thai này vào một con khỉ đuôi dài đại diện để kiểm tra xem liệu những phôi thai này có thể sinh ra một đứa trẻ khỏe mạnh hay không? Nếu bước nghiên cứu này thành công, nhóm sẽ thực hiện quy trình tương tự bằng cách sử dụng các tế bào giống tinh trùng có nguồn gốc từ tế bào da khỉ.
Các cộng tác viên bao gồm Jon Hennebold từ Trung tâm Nghiên cứu Linh trưởng Quốc gia Oregon và Kyle Orwig và Gerald Schatten từ Đại học Pittsburgh.
Nguồn bài viết:
https://www.sciencedaily.com/releases/2021/10/211019223238.htm
Tham khảo: Sujittra Khampang, In Ki Cho, Kanchana Punyawai, Brittany Gill, Jacqueline N. Langmo, Shivangi Nath, Katherine W. Greeson, Krista M. Symosko, Kristen L. Fowler, Siran Tian, John P. Statz, Alyse N. Steves, Rangsun Parnpai, Michael A. White, Jon D. Hennebold, Kyle E. Orwig, Calvin R. Simerly, Gerald Schatten, Charles A. Easley. Blastocyst Development after Fertilization with in vitro Spermatids Derived from Non-Human Primate Embryonic Stem Cells. F&S Science, 2021; DOI: 10.1016/j.xfss.2021.09.001
Biên dịch: Ngọc Anh - Viện Công nghệ Phacogen;
(Thạc sĩ Sinh học thực nghiệm. Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội)