Xét nghiệm Real-time PCR định tính liên cầu khuẩn nhóm B (GBS)
Liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) là gì?
Liên cầu khuẩn nhóm B (hay còn gọi là Group B streptococcus - GBS) là vi khuẩn khu trú ở đường tiêu hoá và đường sinh dục của phụ nữ. GBS thường không gây ra triệu chứng bệnh đối với người lành mang vi khuẩn, nhưng có thể gây nhiễm trùng xâm lấn ở trẻ sơ sinh, người có hệ miễn dịch yếu.
.
Tại sao cần quan tâm đến Liên cầu khuẩn nhóm B (GBS)?
+ Ở người bình thường: GBS có thể gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
+ Ở sản phụ: GBS có thể gây biến chứng nhiễm khuẩn trong thai kì: nhiễm trùng máu, nhiễm trùng ối, nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh non, gây viêm niêm mạc tử cung sau đẻ hoặc thai chết lưu.
+ Ở trẻ sơ sinh: Trẻ nhiễm GBS từ mẹ trong quá trình sinh nở. Cơ thể trẻ nhiễm GBS sẽ biểu hiện bệnh tùy yheo thời điểm nhiễm khuẩn khởi phát sớm (0-7 ngày tuổi) hay khởi phát muộn (1 tuần - 3 tháng tuổi).
.
Các giai đoạn khởi phát của Liên cầu khuẩn nhóm B (GBS)
KHỞI PHÁT SỚM
a. Nguyên nhân: Lây nhiễm trong quá trình sinh đẻ.
b. Khởi phát dưới 7 ngày sau sinh, thường từ 12 - 48 giờ.
c. GBS khởi phát sớm gây nên:
- Nhiễm trùng huyết (80%)
- Suy hô hấp
- Viêm phổi, viêm màng não, một số trẻ dù phục hồi sau điều trị viêm màng não do nhiễm GBS, cũng để lại di chứng nặng nề
- Tỷ lệ tử vong cao, 1/10 trẻ nhiễm khuẩn tử vong (ngay cả khi được điều trị tích cực)
*Tỷ lệ căn nguyên GBS ở trẻ em dưới 1 tuần tuổi mắc nhiễm trùng rất cao (77.5%)
.
KHỞI PHÁT MUỘN
a. Nguyên nhân: lây nhiễm trong quá trình sinh đẻ, qua đường tiêu hóa hoặc từ môi trường cho bú hoặc vệ sinh.
b. Khởi phát từ 1 tuần -> 2 - 3 tháng tuổi.
c. GBS khởi phát muộn gây nên:
- Viêm màng não
- Nhiễm trùng máu
- Nhiễm trùng khớp
- Viêm tủy xương
- Viêm phổi
- Tử vong (5%)
*Tỷ lệ mắc GBS khởi phát muộn thấp.
*1/2 số trẻ sống sót sau nhiễm GBS giai đoạn muộn bị di chứng vĩnh viễn về thể chất cũng như tinh thần và 1/8 số đó bị viêm màng não nghiêm trọng. Cần sàng lọc GBS trước tuần thai 37 và sử dụng kháng sinh dự phòng nếu mẹ bị nhiễm GBS.
.
Ai nên làm xét nghiệm Liên cầu khuẩn nhóm B (GBS)?
Nên thực hiện xét nghiệm Liên cầu khuẩn nhóm B nếu:
- Tất cả phụ nữ mang thai ở tuần thứ 36-37 (đối với thai đơn), tuần thứ 32-34 (đối với thai đa) được khuyến cáo xét nghiệm tầm soát GBS. Nếu nhiễm khuẩn GBS, các biện pháp phòng ngừa biến chứng trước sinh sẽ được thực hiện để đảm bảo an toàn tối đa cho cả mẹ và bé.
- Hầu hết những người nhiễm khuẩn GBS, kể cả phụ nữ mang thai đều không có triệu chứng. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên chủ động thực hiện xét nghiệm sàng lọc ngay cả khi không có dấu hiệu sức khỏe bất thường. Một số ít trường hợp sẽ gây ra triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu như: đau, buốt rát khi đi tiểu, đi tiểu nhiều lần, nước tiểu đục,...
.
Xét nghiệm Liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) tại Phacolab
1. Mẫu bệnh phẩm: dịch phết âm đạo-trực tràng.
*Thai phụ có thể lấy mẫu khi đi khám thai.
2. Phương pháp thực hiện: Real-time PCR.
3. Độ chính xác: 100%
4. Thời gian trả kết quả: sau 24h tính từ thời điểm nhận mẫu.
.