Những bệnh nhân nữ ở khoa sản phụ khoa cần phải được quan tâm và lắng nghe những chia sẻ về việc họ đang bị đối xử một cách cưỡng bức và không tận tình.
Trong những năm gần đây, truyền thông và mạng xã hội đang dần đưa ra ánh sáng những lời tố cáo ngày càng tăng về ngành chăm sóc sản phụ khoa bị coi là bạo lực, thiếu tôn trọng, lạm dụng hoặc thiếu đi sự quan tâm. Những hành vi, lời nói, hành động và thiếu sót này được gọi là bạo lực sản phụ khoa (obstetric and gynecological violence - OGV).
.
Ngoài lĩnh vực y tế, bạo lực trong sản phụ khoa bắt nguồn từ bạo lực trên cơ sở giới cũng như những thành kiến và định kiến về phụ nữ (sinh học hoặc giới tính) và đối với các bà mẹ. Đặc biệt hơn, bạo lực trong sản phụ khoa có thể bao gồm sự biểu hiện của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa thực dân trong y tế khiến các cá nhân bị phân biệt chủng tộc và bản địa có nguy cơ lâm vào tình trạng này cao hơn.
.
BẠO LỰC TRONG SẢN PHỤ KHOA (OGV)
Những nghiên cứu ở Canada đã giúp phát hiện ra một số đặc điểm[1] của Bạo lực trong Sản phụ khoa:
Việc điều trị được tiến hành mà không có sự đồng ý tự do và có đầy đủ thông tin của bệnh nhân, các hoạt động chuyên môn và tổ chức tước đi quyền tự chủ về sinh sản của cá nhân và sự đánh giá chủ quan của bệnh nhân về trải nghiệm chăm sóc sức khỏe của họ.
.
Các yếu tố mang tính hệ thống cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện của Bạo lực trong sản phụ khoa, kết hợp với các yếu tố liên cá nhân giữa phụ nữ và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Nói cách khác, vấn đề không chỉ là về nhân viên kém năng lực hoặc có ý đồ trái đạo đức. Chuyện này cũng đề cập đến các hoạt động chuyên môn và tổ chức nói chung[2], như các yếu tố về kinh tế, văn hóa nghề nghiệp, mối quan hệ cấp bậc và quyền hạn giữa các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bệnh nhân. Bên cạnh đó còn một yếu tố khác là những thành kiến và định kiến giới về việc sinh sản của phụ nữ[3] vẫn còn rất phổ biến.
.
Việc sử dụng thuật ngữ "bạo lực" đã từng bị chỉ trích[4] chủ yếu là vì thuật ngữ này mang ý nghĩa chỉ hành vi có yếu tố gây hại. Một số người cũng cho rằng việc sử dụng thuật ngữ này có thể được coi là một hình thức bạo lực đối với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
.
Tuy nhiên, người ta dần thừa nhận rằng thuật ngữ "bạo lực" là cần thiết để đặt tên cho một thực tế mà lẽ ra sẽ bị bỏ qua do những bất công về mặt nhận thức làm suy giảm trải nghiệm thăm khám của phụ nữ[5]. Những bất công mang tính nhận thức có nghĩa là lời khai của phụ nữ bị hoài nghi hoặc bị coi thường, và trải nghiệm bạo lực của họ được coi là bình thường, bị phớt lờ hoặc bị gạt bỏ mà thường không được truy cứu.
.
Từ những gì chúng tôi biết, bạo lực trong sản phụ khoa xảy ra khá thường xuyên. Một nghiên cứu được thực hiện tại Hoa Kỳ cho thấy 17,3% phụ nữ được hỏi cho biết họ bị "ngược đãi sản khoa"[6]. Một cuộc khảo sát về phụ nữ sinh con ở Úc cho thấy 11,6% trong số 8.546 người được hỏi đã từng bị bạo lực sản khoa[7]. Họ báo cáo rằng điều đó khiến họ cảm thấy mất nhân quyền, bị xâm phạm và/ hoặc bất lực. Các ví dụ bao gồm việc khám âm đạo mà không có sự đồng ý và bị ép buộc thực hiện các biện pháp can thiệp từ sử dụng bàn đạp cho đến bắt đầu chuyển dạ và sinh mổ.
.
Bạo lực phụ khoa ít được ghi nhận trong nghiên cứu hiện tại, mặc dù một số nghiên cứu ở Pháp chỉ ra rằng các hành vi y tế phổ biến như kê đơn thuốc tránh thai có thể làm nảy sinh những hành vi vi phạm nhân phẩm của người phụ nữ, chẳng hạn như phủ nhận sự chịu đựng của họ, đổ lỗi, phán xét, áp đặt điều trị, che giấu thông tin, cung cấp thông tin sai lệch, thuyết dị hóa cưỡng bức và chủ nghĩa gia trưởng y tế[8].
.
TẬN DỤNG QUYỀN CỦA PHỤ NỮ ĐỂ CẢI THIỆN DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
Trọng tâm của nhiều tình huống bạo lực sản phụ khoa là việc không hoặc chưa có sự đồng ý khi không nhận được thông tin thích hợp. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng quyền của phụ nữ trong toàn bộ lộ trình chăm sóc sức khỏe. Sự đồng ý tiếp nhận điều trị thuộc về các quyền cơ bản của phụ nữ đối với quyền tự chủ, tính chính trực và nhân phẩm của họ.
.
Phụ nữ có nhiều quyền hơn họ nghĩ trong các tình huống chăm sóc sức khỏe sinh sản:
- Quyền đồng ý (và cả quyền từ chối hoặc thay đổi ý định);
- Quyền được thông báo về tình trạng của mình và tham gia vào các quyết định ảnh hưởng đến kế hoạch điều trị;
- Quyền được đi cùng người thân/ bạn bè/ người giám hộ khi thăm khám;
- Quyền được hỏi ý kiến chuyên môn từ bên thứ hai;
- Quyền được lựa chọn chuyên gia và tổ chức chăm sóc sức khoẻ của mình, và
nhận được sự quan tâm đầy đủ dưới quan điểm khoa học, con người và xã hội.
.
Ở Québec, những quyền này chủ yếu được quy định trong Hiến chương Nhân quyền và Tự do[9], Bộ luật Dân sự Québec[10] và Đạo luật tôn trọng các dịch vụ y tế và dịch vụ xã hội[11]. Các quyền tương tự tồn tại ở tất cả các tỉnh và vùng lãnh thổ của Canada.
.
Tuy nhiên, nhận thức về các quyền này chưa đủ để biến chúng thành công cụ hữu hiệu để ngăn chặn bạo lực sản khoa. Cần nhấn mạnh hơn nữa rằng: đầu tiên, phụ nữ phải có khả năng thể hiện và thực hiện các quyền của mình vào thời điểm thích hợp.
.
Thứ hai, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe phải nhận thức được những quyền này và tiếp thu những yêu cầu của phụ nữ về chúng. Thật không may, bệnh nhân thường lo sợ rằng việc bày tỏ quyền lợi của mình[12], đặt câu hỏi hoặc bày tỏ sự bất đồng với các chuyên gia y tế sẽ làm tổn hại đến mối quan hệ trong quá trình điều trị và dẫn đến kết quả dịch vụ thăm khám và chăm sóc kém hơn. Sợ bị coi là những bệnh nhân “khó tính”[13], họ thường miễn cưỡng từ chối tham gia và hợp tác ra quyết định trong quá trình chăm sóc sức khỏe của họ.
.
Hơn nữa, việc tôn trọng quyền của phụ nữ cần được đưa vào tất cả các hướng dẫn, quy trình và chỉ thị về chăm sóc sức khỏe bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của họ. Trong thực tế, sự thiếu rõ ràng trong thực hiện các tiêu chuẩn và hướng dẫn thực hành[14] có thể dẫn đến bạo lực trong sản phụ khoa, vì nó không phải lúc nào cũng cho phép đánh giá chính xác nhu cầu cá nhân.
.
Ngoài các khía cạnh khoa học và lâm sàng chi phối quyết định được đưa ra khi soạn thảo các hướng dẫn và quy trình lâm sàng, điều quan trọng cần cân nhắc là quan điểm và quyền của các cá nhân liên quan. Theo đó, phụ nữ nên tham gia vào quá trình áp dụng các hướng dẫn lâm sàng để đảm bảo các yếu tố văn hóa, xã hội và cá nhân có thể ảnh hưởng đến nhu cầu và giá trị của họ.
.
Mặc dù không rõ phụ nữ thực sự được tham gia vào quá trình ra quyết định như vậy ở Canada ở mức độ nào, nhưng các nghiên cứu đang được tiến hành để hiểu rõ hơn về việc thực hiện hiệu quả các quyền của phụ nữ trong chăm sóc sản phụ khoa[15].
.
TIẾP CẬN CÔNG LÝ
Cuối cùng, khi bạo lực trong sản phụ khoa xảy ra, các biện pháp khắc phục và tiếp cận công lý sẽ giúp nạn nhân lấy lại niềm tin vào hệ thống chăm sóc sức khỏe và kiểm soát quyền tự chủ sinh sản của họ. Trách nhiệm giải trình và các cơ chế pháp lý phải tạo cơ hội cải thiện các hệ thống và thực tiễn chuyên môn cho các chuyên gia, nhà quản lý và quản trị viên chăm sóc sức khỏe[16].
.
Ở Canada, khởi kiện các bác sĩ hoặc tổ chức vì trách nhiệm dân sự, đạo đức[17] hoặc hình sự[18] là những biện pháp khả thi. Tuy nhiên, giải pháp này rất khó tiếp cận và nạn nhân sẽ gặp rất nhiều rào cản. Những rào cản này bao gồm chi phí quá cao cho trách nhiệm dân sự và nói chung hơn là sự chậm trễ kéo dài và nguy cơ bị truy tố ngược trong quá trình xét xử.
.
Do đó, điều quan trọng là chúng ta phải nghiên cứu các cơ chế tư pháp hiện có và cải thiện chúng[19] để sửa chữa những sai trái đã gây ra cho nạn nhân, xác định trách nhiệm của tổ chức và cá nhân, đồng thời mang lại những thay đổi đáng kể trong tổ chức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
.
Cuối cùng, những cá nhân được chăm sóc sản phụ khoa phải được lắng nghe khi họ nói rằng họ đã nhận được sự đối xử bạo lực và không thỏa đáng. Họ có quyền được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng tốt, được tôn trọng quyền và lựa chọn của chính họ.
.
Nguồn bài viết: https://theconversation.com/obstetric-and-gynecological-violence-empowering-patients-to-recognize-and-prevent-it-226129
Nguồn tham khảo:
[1] https://www.erudit.org/fr/revues/rf/2018-v31-n1-rf03912/1050662ar/
[2] https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1016/j.rhm.2016.04.002
[3] https://journals.plos.org/globalpublichealth/articleid=10.1371/journal.pgph.0000582
[4] https://doi.org/10.1177/1077801221996444
[5] https://doi.org/10.1177/1077801221996456
[6] https://doi.org/10.1186/s12978-019-0729-2
[7] https://doi.org/10.1177/10778012221140138
[8] https://doi.org/10.3917/spub.215.0663
[9] https://www.canlii.org/en/qc/laws/stat/cqlr-c-c-12/latest/cqlr-c-c-12.html
[10] https://www.canlii.org/en/qc/laws/stat/cqlr-c-ccq-1991/latest/cqlr-c-ccq-1991.html?autocompleteStr=code%20civil&autocompletePos=1&resultId=57d8b51cd373499090349ac0264e89e0&searchId=2024-03-20T09:38:13:298/8578451a83da484783b86b8c1948a81b
[11] https://www.canlii.org/en/qc/laws/stat/cqlr-c-s-4.2/latest/cqlr-c-s-4.2.html?autocompleteStr=Act%20respecting%20health%20services%20and%20social%20services&autocompletePos=1&resultId=8f638adf7db6469cae1f346e8d49e625&searchId=2024-03-20T09:38:35:738/db69d88714314c1684c875bc4a89897b
[12] https://doi.org/10.1001/archinternmed.2012.2360
[13] https://doi.org/10.1377/hlthaff.2011.0576
[15] https://webapps.cihr-irsc.gc.ca/decisions/p/project_details.html?applId=468952&lang=fr
[16] http://dx.doi.org/10.4324/9780429443718-8
[18] http://dx.doi.org/10.4324/9780429443718-13
[19] https://www.sshrc-crsh.gc.ca/results-resultats/recipients recipiendaires/2022/gbvri-irvfg-fra.aspx